0935 888 789
Phong Manulife - Tầng 8 - Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 Hùng Vương - Q.Thanh Khê - TP.Đà Nẵng

Thuỷ điện có tạo ra nước được hay không ?


Về thủy điện xả lũ.

Trên thế giới, không nước nào không tận dụng năng lượng nước để làm ra điện, vì đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo và được ưu tiên phát triển, đặc biệt trong bối cảnh sản lượng điện từ than, dầu mỏ… đang dần cạn kiệt. 1/5 nhu cầu điện trên thế giới được mang lại nhờ Thủy điện, ở Na Uy, Iceland, Áo hay Canada thủy điện được xem là nguồn năng lượng chủ chốt. 

Ở Việt Nam, nói thế này cho dễ hình dung, nếu không có thủy điện, thì cứ 3 ngày cả xứ Đông Lào sẽ bắt buộc cắt điện 1 ngày,  1 ngày không máy lạnh, không Internet... vân vân và mây mây… đủ để thấy thủy điện quan trọng ra sao đối với đời sống văn minh của quý đồng bào và nhân dân cả nước.

Mặc dù, bọn lều báo ngu học vẫn cứ ra rả tác hại của thủy điện nhưng chúng nó quên mất rằng muốn ngồi phòng máy lạnh, ngậm máu phun người, kích động dư luận trên Internet thì cái quan trọng nhất phải có đó là “Điện”. Không có công nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện khác. So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. 

Nhà máy thủy điện hoạt động như thế nào và tại sao phải “xả lũ”?

Một là, phải có cái Đập nước (Dam) - tất nhiên– Cái đập sẽ ngăn dòng, tạo ra một hồ chứa khổng lồ để tích nước, cái này là túi tiền của thủy điện, nước quý như máu.

Hai là, Ống dẫn nước (Penstock) – nước trong cái hồ chứa Anh Ba nói ở trên sẽ chảy qua các đường ống chịu áp. Đường ống dẫn nước đến tuabin quay vù vù. 

Ba là, Máy phát điện (generator) – Tuabin quay nhờ nước thế là các nam châm trong các máy phát điện cũng quay theo sinh ra  dòng điện xoay chiều (AC). Giàng ơi! Điện đây rồi…Hàng loạt các dây dẫn sẽ đưa ra cho đồng bào sạc điện thoại, cắm quạt, bật máy lạnh, lên Facebook… 

Vào đầu mùa mưa, bài toán đặt ra: Chứa nước trong hồ chứa bao nhiêu là đủ? Chứa đầy quá, mưa về nhiều vỡ đập là đồng bào sml. Chứa ít quá, năm nay không mưa, hehe thế là cúp điện khi mùa hè 40 độ C... bà con lại chửi chính quyền ngu. Bà con khôn hết mẹ nó phần nhân loại zồi. Người làm thủy điện mới hiểu, “nước” là máu của nhà máy, không có nước chảy qua tuabin là không có điện, không có tiền, không có gì cả. 

Vì vậy, căn cứ theo tính toán và DỰ BÁO lượng mưa của thủy văn, các nhà quản lý sẽ tính toán chứa bao nhiêu nước trong hồ trước mùa mưa là vừa – thường sẽ xê dịch ½ hồ chứa và… đợi ông trời. Như đã nói ở trên, chúng ta tận dụng thiên nhiên để mang năng lượng cho chúng ta nhưng chưa bao giờ con người thật sự chế ngự thiên nhiên. Được cái này là mất cái khác, đời là thế. Cấm cãi.

Bọn lều báo và dâm chủ nửa mùa kích động đồng bào bằng luận điệu thủy điện gây lũ, đây là luận điệu ngu dốt nhất tôi từng nghe, bản thân thủy điện nó có tạo ra nước đâu? Nôm na giống như cái máy giặt nhà anh chị đấy ạ, nước ở trong sẽ được điều tiết xả qua ống xả ra ngoài, nhưng nếu anh chị dùng một thau nước to đổ đột ngột vào máy giặt đang hoạt động thì luôn có hệ thống xả tràn để tránh việc nước chảy ướt động cơ gây hỏng hóc. Thủy điện cũng vậy, nắng mưa là việc của trời, tính toán thì vậy đó nhưng mưa to quá, nước trút xuống lòng hồ thì buộc phải xả  nước để cứu cái đập. Hiển nhiên phải hiểu rằng: nước mà thủy điện xả ra luôn ÍT HƠN hơn hoặc BẰNG nước do ông trời trút xuống địa phương đó.

Làm gì có chuyện thích “xả” là “xả”. Khi có lệnh “xả” đập có nghĩa là mực nước hồ chứa đã lên quá cao mức an toàn, kiểu như anh chị bí tiểu ấy, tích thêm nước là tai họa, nói thế cho nhanh. Hàng tỉ mét khối nước nhẽ ra được dùng để quay tua-bin thì nay lại có chức năng quay vòng đầu thai cho nhân dân các tỉnh quạnh hồ chứa, tang thương tương đương bom nguyên tử của Mỹ aka dội xuống đầu Nhật lùn năm 1945.

Sao lại xả ban đêm khiến mọi người khó khăn hơn trong di dời? Bọn lều báo hay nhai luận điệu này, thế a3 hỏi sao chúng mày hay đi đái ban đêm? Lũ nó về lúc nào vượt an toàn thì xả lúc ấy chứ đợi sáng mai nó vỡ mẹ đập thì tính sao?

Thiệt hại gây ra khi xả lũ là không thể tránh khỏi, với thiên nhiên thì con người làm sao có thể chế ngự hoàn toàn được? Trước một thiệt hại to lớn không thể đong đếm thì chính quyền buộc phải lựa chọn một phương án ít thiệt hại hơn. Đó là tất yếu. Không thể có tiêu chuẩn kép ở đây được. Nước trào ra khi xả lũ chính là tiền bị mất đi, chỉ có người làm thủy điện mới hiểu – tất nhiên không ai trị thủy được đào tạo Văn – Sử - Địa cả cho nên làm sao họ có thể vừa làm việc, vừa léo lắt câu chữ để giải thích cho nhân dân. Họ im lặng, làm đúng chuyên môn khoa học của giáo trình toàn cầu về thủy điện để cứu đập nước, họ trắng đêm theo dõi từng cm nước hồ đập trong tiếng rủa xả của kền kền và cần lao chơi Internet mất dạy.

Thiên nhiên khắc nghiệt với toàn nhân loại vì nhiều nguyên nhân, và bão lũ hàng năm dường như khó đoán định hơn về lượng và chất… thế là bao cuồng nộ lại trút lên đầu người làm thủy điện, các anh chị lều báo và dâm chủ thân mến – các anh chị như thế có nhẫn tâm hay không? Hỏi là đã trả lời.

Và nếu như được đề xuất phương án giải quyết khủng hoảng truyền thông mùa mưa lũ, A3 sẽ yêu cầu chính quyền buộc các toà soạn phải xây dựng quanh các đập thủy điện… rồi hàng năm khi lũ về họ sẽ giật tít: “Thủy điện chần chừ không xả lũ, làm nhà báo sợ té đái cả đêm”.

Nguồn: FB Nguyen Khanh

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 
Website Miễn Phí - Moma.vn
Public group · 3,674 members
Tham gia nhóm
DẬY THIẾT KẾ SITE GOOGLE, BLOGSPOT, WORDPRESS. , SEO .CHIA SẺ SÁCH CÁC NGÀNH HỌC MIỄN PHÍ CHO CÁC BẠN YÊU THÍCH ĐỌC SÁCH.CHIA SẺ KIẾN THỨC VỀ CNTT
 

SẢN PHẨM MOMA

NHÂN SỰ - HR

NHÂN SỰ - HR

liên hệ

217 Lượt mua

Mẹ và Bé

Mẹ và Bé

liên hệ

188 Lượt mua

Phí tư vấn marketing cá nhân

Phí tư vấn marketing cá nhân

5,000,000 đ

5671 Lượt mua

Logistics - Vận chuyển

Logistics - Vận chuyển

liên hệ

157 Lượt mua

Tự tin nói trước công chúng Online

Tự tin nói trước công chúng Online

1,500,000 đ

2298 Lượt mua

Sản phẩm mới

Khách hàng đã tạo website

Tin tức nổi bật

G

GỌI ĐIỆN